LÀ MỘT DESIGNER NGOÀI VIỆC NẮM ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN NHẤT TRONG IN ẤN BẠN CÒN PHẢI BIẾT ĐƯỢC NHỮNG LỖI CƠ BẢN NHẤT CÓ THỂ MẮC PHẢI ĐỂ KHĂC PHỤC.

TRONG IN ẤN HỆ MÀU LÀ ĐIỀU THỨ 1 BẠN CẦN QUAN TÂM

Có 2 hệ màu thường được sử dụng: RGB và CMYK.

hệ màu trong in offset

Phân biệt mục đích sử dụng 2 hệ màu một cách đơn giản: RGB sử dụng để hiển thị trên các thiết bị điện tử, CMYK sử dụng trong in ấn.

Phần lớn các ứng dụng đồ họa như CorelDraw, Adobe PhotoShop, Adobe Illustrator v.v… đều dùng hệ màu CMYK trong thiết kế in ấn. Do đó hãy sử dụng hệ CMYK ngay từ đầu trong thiết kế để tránh vào phút cuối mà quên chuyển từ màu RGB sang CMYK. Trong một vài trường hợp, màu sẽ bị tái khi chuyển từ  RGB sang CMYK. Lúc đó phải xử lý lại, khổ lắm…

TRONG IN ẤN ĐỘ PHÂN GIẢI ĐỨNG VỊ TRÍ THỨ 2

Trước hết, các bạn nên biết rằng hình ảnh do vô số các chấm vuông nhỏ (pixel) kết hợp lại:
Số pixel trên diện tích 1 inch sẽ được gọi là dpi mà designer thường gọi là độ phân giải.

VD: Độ phân giải 300 dpi nghĩa là trên 1 diện tích là 1 inch thì có 300 “thằng ô vuông” nhỏ nhỏ. Độ phân giải 72 dpi là có 72 “thằng ô vuông” trên 1 inch.

Số điểm ảnh trên 1 inch càng nhiều thì ảnh càng mịn, ngược lại, càng ít thì càng bị “vỡ”!

Chúng ta quan tâm đến độ phân giải vì nguồn hình ảnh trên Internet là một lợi thế khiến cho việc tìm hình ảnh trở nên đơn giản và nhanh hơn, nhưng đa phần độ phân giải của những hình ấy chỉ 72 dpi. Do độ phân giải không cao nên những hình đó chỉ thích hợp khi chúng ta muốn in hình ra với kích thước nhỏ (300×400 chẳng hạn)

VD: In trên khổ giấy A4, hình có kích thước nhỏ 300 x 400 thì vẫn đáp ứng được độ phân giải. Nhưng cũng với độ phân giải này, in khổ A3 hoặc A2 thì hình sẽ bị vỡ (không sắc nét).
Hình sử dụng trong thiết kế in ấn chuẩn phải là 300 dpi trở lên.

Vì vậy, Designer đừng khinh suất về việc này, thà lấy hình không đẹp bằng nhưng độ phân giải cao chứ đừng chọn hình đẹp nhưng in ra thì bị vỡ, rất không chuyên nghiệp.

lỗi cơ bản trong in offset

3. TRONG IN ẤN LÀ “LINK” (LIÊN KẾT HÌNH ẢNH)

Link là một chức năng giống như Insert Image trong Microsoft Office. Chức năng này được sử dụng trong một số phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp như Adobe Illustrator.

Ưu điểm: khi bạn sửa hình ảnh gốc (đã link) thì hình ảnh trong mẫu thiết kế cũng thay đổi theo (không cần mở và  chỉnh sửa lại một lần nữa). Cũng chính vì lý do này mà khi ảnh gốc hoặc mẫu thiết kế chuyển sang 1 folder khác thì xem như đường dẫn bị lỗi.

Các designer cũng hết sức lưu ý vấn đề này, vì nếu file bạn in ra nó sẽ là khoảng trắng tinh nên tốt nhất là bạn nên cut link ảnh trong mẫu thiết kế,

4. TRONG IN ẤN LÀ FONT CHỮ

Font là kiểu chữ, loại chữ sử dụng trong mẫu thiết kế.

Khi bạn copy file từ máy này sang máy khác mà máy không có bộ font mà file thiết kế sử dụng thì khi mở file sẽ bị nhảy font không còn đúng với bản gốc thiết kế. Vì vậy, hãy convert font trong file thiết kế, hoặc chép theo những bộ font mà file thiết kế đã sử dụng.

Một lưu ý cho các designer nữa đối với phần mềm thiết kế corel: với file Coreldraw 12, bộ font .VN*, khi mở file bẳng Coreldraw bản cao hơn thì nó bị lỗi chữ “ư”.

TRONG IN ẤN LỖI CHÍNH TẢ ĐỨNG THỨ 5 NHƯNG KHÔNG HỀ VÌ THẾ MÀ BẠN CHO RẰNG ĐÓ LÀ MỘT LỖI NHỎ

Đôi khi do bạn tận dụng những bản text có sẵn ví dụ như file nội dung của khách hàng. Với những bản thiết kế nội dung text dưới 20 tờ bạn có thể tạm gọi là kiểm soát được, nhưng với những bản thiết kế nội dung text lên cỡ hơn 100 tờ thì lỗi chính tả là một vấn đề không hề nhẹ nhàng chút nào. Nhất là đối với những bản in số lượng lớn như in offset nếu bạn không kiểm soát được lỗi chính tả thì bạn hãy xác định sẽ phải trả giá cho những bài học xương máu trong cuộc đời designer của bạn.

6. GHI FILE TRONG IN ẤN LÀ YẾU TỐ CƠ BẢN KHÔNG THỂ BỎ QUA

Đối với những file thiết kế nếu bạn coi việc save file là việc không quan trọng thì đôi khi bạn cũng sẽ phải trả giá cho những vấn để tưởng chừng như ai cũng biết đấy là cái gì. Muốn in một file thiết kế trước đó khá lâu rồi trong khi bạn không thể nhớ được file đó bạn đã lưu ở đâu hay bạn tìm thấy 1 cơ số file có tên giống nhau thì lúc đó quả là cái kiểu trộn thóc với gạo cho tấm nhặt vậy.

Có lần tôi thấy câu chuyện của 1 designer: anh ta gặp lại 1 khách hàng mà có làm file thiết kế trước đó 1hay 2 tuần gì đó, vị khách muốn in thêm bản mẫu thiết kế với nội dung được điều chỉnh hơi khác so với lần trước, nhưng khi tìm file thì anh ấy không nhớ được là mình đã lưu nó ở đâu, sau 1 hồi tìm chán chê mê mỏi thì cũng thấy file, nhưng vấn đề chưa kết thúc ở đó, anh ta tìm thấy 4-5 file được đánh số có tên giống nhau, sau một hồi mở hết các file xem nội dung thì mới xác định được file nào là file cần in, trong khi vị khách đang vội cần tài liệu cho cuộc họp.

Lời khuyên cho designer: tên file ghi rõ ràng, nên việc tìm file dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu bạn là một người tỉ mỉ và luôn theo nguyên tắc thì chắc không đến mức nhưng nếu bạn là một người xuề xòa thì tốt nhất bạn nên đặt ra cho mình 1 vài nguyên tắc cơ bản để tránh để gặp phải những trường hợp toát mồ hôi hột. Bạn có thể áp dụng công thức ghi tên file sau:

Tên đơn vị-tên sản phẩm-ngày tháng.

7. MÀU THIẾT KẾ KHÁC NHAU

Các bạn lưu ý một số điều sau:

  • Màu của mẫu thiết kế hiển thị trên màn hình mỗi máy khác nhau.

  • Màu sắc máy in phun trong công ty hoàn toàn khác so với loại được in sản phẩm.

  • Màu sắc trên máy in proof (in test) cũng khác nhau so với sản phẩm thật.

  • Ngay cả màu sắc khi in trên cùng 1 máy cũng khác nhau khi in trước, in sau.(VD: Tờ in thứ 100 có thể khác so với tờ thứ 300)…

Khách hàng ngạc nhiên là điều bình thường, hãy bày tỏ với họ về điều này trước. Không nên nói quá nhiều về sự hoàn hảo tuyệt đối của sản phẩm là chất lượng tốt nhất. Phần này hãy lưu ý bản in duyệt mẫu có chất lượng gần như sản phẩm thật.

Hãy soạn sẵn nội dung(chỉ cần ký duyệt) như sau trên bản in ký duyệt: “Tôi đồng ý in ấn với nội dung và mẫu thiết kế này”. Nhấn mạnh đến việc màu sắc có thể khác đi 3-5% do ảnh hưởng giấy (Đậm hơn, nhạt hơn)…Bên cạnh đó, do chất lượng in không ổn định như thế nên phải tính đến việc bù hao giấy cho những sản phẩm không đạt.

Ví dụ: Sản phẩm cuối cùng là 1000 tờ, khi in có thể bù hao 200-300 tờ, điều này còn phụ thuộc rất nhiều khi hiệu chỉnh mực in của nhà in.

Thứ 8, NÊN XUẤT LOẠI FILE GÌ ?

Việc xuất file phụ thuộc vào mức độ “chuyên nghiệp” của Designer rất nhiều, hoặc có thể do mức độ quan trọng của sản phẩm mà bạn xuất file. Chúng ta có thể liệt ra một số cách xuất file sau:

– Xuất chỉ 1 file hình ảnh có đuôi “.JPG” (Có thể sử dụng trong việc in văn phòng, in hiflex kỹ thuật số, in PP…)

– Xuất file gốc đã convert font + file hình ảnh có đuôi “.JPG” (Đây là cách thường thấy trong in ấn. File gốc để in, file hình ảnh JPG để xem và đối chiếu).

– Xuất file gốc đã convert font + file có đuôi “.dpf” (file nào cũng có thể in, tùy theo mức độ và chất lượng).

– Trọn bộ: File gốc chưa convert font + Bộ font chữ sử dụng trong mẫu thiết kế + File có đuôi “.dpf” + file có đuôi “.JPG” + Hình ảnh link trong mẫu thiết kế. (Có thể đóng gói theo cách lưu tất cả file riêng lẻ vào 1 folder hoặc nếu đang thiết kế trong chương trình  Indesign thì nó sẽ tự động xuất ra trọn bộ vào 1 folder).